Hiện tượng đèn pha ô tô bị hấp hơi nước

safe image 2

Đèn pha hấp hơi nước bị mờ, ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng, làm ánh sáng đèn ô tô kém hiệu quả, không chỉ vậy nó còn gây mất thẩm mỹ. Trong bài viết lần này, Hyundai Yên Bái sẽ giúp độc giả cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý đèn bị hấp hơi nước.

 

1. Giải thích hiện tượng đèn pha ô tô bị hấp hơi nước

Đèn pha mờ sương là do một hiện tượng tự nhiên được gọi là “ngưng tụ”. Ví dụ:  Khi một cốc chứa đầy nước lạnh đặt ở trong một căn phòng ấm, những giọt nước sẽ tạm thời hình thành trên bề mặt cốc giống như đọng sương. Tuy nhiên, nó sẽ mất dần theo thời gian. Điều này xảy ra là do hơi ẩm trong không khí (không khí ở trong phòng đang ở trạng thái bốc hơi) khi tiếp xúc với bề mặt cốc sẽ trở nên lạnh hơn và chuyển thành giọt nước trên bề mặt cốc. Chúng cũng biến mất khi cân nhiệt độ cốc nước tăng lên và cân bằng với không khí trong phòng.

 

Thông hơi bên trong cụm đèn pha để ngăn ngừa hiện tượng biến dạng do nhiệt. Thông hơi được thực hiện thông qua các lỗ nhỏ được thiết kế để nước không thể vào trong. Tuy nhiên, thông hơi bao gồm cả hơi nước trong không khí và sẽ xảy ra các hiện tượng ngưng tụ bên trong đèn pha. Đèn pha sẽ bị đọng sương khi bên ngoài lạnh hơn bên trong, giống như khi trời mưa hoặc lúc rửa xe. Hiện tượng “Mờ sương (ngưng tụ)” xảy ra dưới điều kiện tự nhiên, thậm chí ngay cả khi nó xuất hiện do cấu trúc đèn pha thì đây cũng không phải là lỗi của đèn pha. Sương mù hình thành và biến mất một cách tự nhiên vì vậy nó không bao giờ tồn tại vĩnh viễn ở đó.

2411 den pha o to bi hap hoi nuoc

2. Nguyên nhân đèn pha ô tô bị hấp hơi nước

Do tác động vật lý hoặc va chạm

Có nhiều nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị hấp hơi nước. Theo đó, nếu đèn bị lỏng, hở các mối lắp do va chạm sẽ tạo điều kiện để nước lọt vào bên trong, gây ra hiện tượng hấp hơi. Nếu xe bị va chạm hay có những tác động vật lý ở phần đầu xe, mặc dù có thể không va trực tiếp vào đèn, đèn hoàn toàn không bị vỡ hay xước, nhưng vẫn dẫn việc đèn bị hở và vào hơi nước.

 

Sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn:
Khi độ đèn hay sửa chữa cần phải tháo lắp tại những cơ sở thiếu chuyên nghiệp khiến khi lắp lại mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín sẽ tạo ra những khe hở dẫn đến vào hơi nước.

 

Cá biệt, có nhiều trường hợp đèn pha bị hấp nước dù xe mới 100%. Với thời tiết tại Việt Nam có độ ẩm không khí cao nên lượng không khí có lượng hơi ẩm lớn sẽ theo đó đi vào trong cụm đèn pha và khi đèn bật sáng nhiệt độ tăng cao gặp nước đột ngột làm mất cân bằng về nhiệt độ giữa trong và ngoài sẽ gây hiện tượng hơi nước trong không khí ngưng tụ thành dạng sương, đọng bên trong bề mặt đèn mờ dần toàn bộ kính.

2411 den pha o to bi hap hoi

3. Cách khắc phục đèn pha ô tô bị hấp hơi nước

Để xử lý đèn bị hấp hơi nước không phải là việc khó khăn nếu chúng ta biết cách thực hiện đúng. Nhưng nếu làm sai có thể gây đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, các vết đọng sương trong đèn pha sẽ dần mất đi khi đèn pha được bật.

Một cách đơn giản nhất để xử lý đèn pha ô tô bị hấp hơi nước đó là tháo nắp chụp nhựa phía sau đèn pha ra khi thời tiết nóng lên (đặc biệt thích hợp với những ngày nắng to). Hãy cứ để như vậy khoảng một ngày cho lượng hơi nước thoát hết ra phía ngoài sau đó nắp chụp nhựa lại như cũ. Nếu xe bị tình trạng hấp hơi nước đèn pha nhẹ, chỉ lăn tăn vài gợn thì có thể khởi động xe sau đó bật đèn pha lên, sau khoảng 15-30 phút vận hành sức nóng từ bóng đèn sẽ đẩy hết lượng hơi nước ra bên ngoài.

 

Nhoài ra có thể khắc phục theo cách: Khi xác nhận có hiện tượng ngưng tụ (mờ sương): Bật đèn pha trong thời gian 5-15 phút hoặc sấy nóng tới nhiệt độ 40-50°C bằng máy sấy tóc từ phía bên ngoài mặt kính ở khu vực mờ sương khoảng 3 phút.

Lưu ý: Khi sử dụng máy sấy tóc, phải đảm bảo nhiệt độ của nó không quá cao bằng cách chạm tay vào bề mặt thấu kính hoặc đặt một nhiệt kế lên bề mặt thấu kính trong khoảng thời gian 3 phút.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *